KHÁM PHÁ KINH THÁNH

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P84)

Thứ Bảy, 08/10/2016 01:00 GMT+7.

Share on Facebook


SARDIS

Một trong bảy thành phố được đề cập trong sách Khải huyền, là thủ đô của vương quốc Lydia nổi tiếng. Nó cách phía đông Smyrna 50 dặm, trên sườn phía nam của thung lũng Hermus phì nhiêu, là nơi mà sông Pactolus ra khỏi núi Tmolus.

Vườn trái cây rộng lớn, kỹ nghệ dệt, nhà máy đá quý và sự trù phú của Sạt-đe nhờ vào sự đãi vàng từ cát của sông Pactolus đã làm Sạt-đe trở thành một trong những thành phố hải đảo giàu nhất và hùng mạnh nhất của thế giới cổ đại. Tương truyền rằng đồng tiền đầu tiên đã được đúc tại đây, và Croesus (Kré-sus) là nhà thống trị nổi tiếng của Sạt-đe vào thế kỷ 6 TC, giàu đến nỗi kể từ thời đó có câu nói "giàu như Croesus."

Sạt-đe bị Cyrus đánh chiếm vào năm 546 TC, sau đó bị A-lịch sơn đánh chiếm vào 334 TC, rồi bị trận động đất tàn phá vào 17 TC. Người La-mã tái thiết Sạt-đe, đã chuyển sang Cơ Đốc giáo vào thế kỷ 1 SC. Sạt-đe tồn tại cho đến khi Tamerlane càn quét khắp nước vào năm 1402 và hầu như tàn phá cả xứ. Chỉ một làng nhỏ có tên Sart nằm gần địa điểm của thành phố cổ.

Đại học Princeton khai quật Sạt-đe đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Giáo sư H.C.Btler vào năm 1909 và tiếp tục trong năm mùa cho đến khi bị Thế Chiến I làm gián đoạn. Vào 1958 Đại học Harvard và Cornell phối hợp với Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Haufmann và Giáo sư Detweiler.

Cho đến nay các khám phá gồm có tường, cổng, tượng, câu khắc, đồng tiền, đá quý, bình đựng dầu thơm, đồ sành, cây đèn nến bằng đồng thiếc, đầu sư tử bằng đồng thiếc, một sân vận động, hai nghĩa trang, vệ thành… (?) và một số tòa nhà khá nguy nga. Trong đó có một nhà hội rộng 60feet, dài 270feet.

Công trình kiến trúc đường bệ nhất là đền thờ Artemis, nữ thần tượng trưng cho sự sinh nở, là chị sanh đôi của Apollo. Trong vùng nầy, nữ thần ấy đôi lúc được đề cập đến như là thần Cybele. Đền được xây vào thế kỷ 4 TC để tỏ lòng tôn kính thần, và chắc chắn phải là một kiến trúc tráng lệ, có kích thước 163 x 327feet. "Lối đi thiêng liêng" dẫn lên một lối vào mà hai bên là tượng những sư tử trong tư thế sẵn sàng.

Nhiều cư dân tại Sạt-đe trở thành Cơ Đốc nhân vào thế kỷ 1 SC, và một hội thánh thịnh vượng đã trưởng thành tại đây. Hội thánh đã bị phê phán, hoặc ít nhất là lời khuyến cáo có tính xây dựng và nêu đích danh Chúa Giê-xu Christ thông qua người khải thị là sứ đồ Giăng "…Ta biết công việc ngươi, ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết. Hãy tỉnh thức! Và làm cho vững sự còn lại… (Khải 3:1-6).

Lời khuyến cáo ắt hẳn đã được tiếp thu đầy đủ, bởi vì những nhà khai quật tìm thấy dấu thánh giá được khắc nhiều nơi trong đền thờ, cho thấy rằng Cơ Đốc nhân đã tiếp quản đền thờ và biến nó thành nhà thờ Cơ Đốc giáo, như họ đã từng làm với các đền thờ tại Ai-cập và các nơi khác.

Khoảng thế kỷ 4SC, đền thờ ấy bị bỏ hoang, các Cơ Đốc nhân xây một nhà thờ ở góc đông nam của đền thờ. Đó là một kiến trúc bằng gạch, còn trong tình trạng bảo tồn rất tốt lúc được phát hiện. Chỉ có phần mái nhà là không còn. Muốn đi vào nhà thờ phải đi qua bục cao của ngôi đền, và bàn thờ trên bục ấy vẫn còn.

Còn tiếp

 

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P5)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P4)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P3)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P2)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P1)

1 2 3 4 5 ... 18 Tiếp Cuối

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC