KHÁM PHÁ KINH THÁNH

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P86)

Thứ Sáu, 14/10/2016 01:00 GMT+7.

Share on Facebook


SIDON

Thành phố của người Phê-ni-xi được khám phá đầu tiên, từ lâu được biết đến nhờ vào cảnh đẹp, sự phì nhiêu của bình nguyên, cũng như chất lượng và chủng loại đa dạng của cây ăn quả, Bởi lâu đời nên nó có nhiều đống đổ nát nhưng chỉ một số ít nơi đã được khai quật.

Vào năm 1855, một số ngôi mộ được phát hiện, một vài nơi trong số ấy còn những quách, có quách rất đẹp, bằng đá bazab đen của Eshmunazar, vua của Si-đôn trong thế kỷ 5 TC. Quách dài hơn 8feet, có khắc 990 chữ trên nắp. Câu khắc bằng chữ Phê-ni-xi, gồm phần lớn là thông tin về ông và sự kiện tại nơi chôn cất của ông (nguyên văn là giường mai táng) không có vàng, vì vậy sự nguyền rủa sẽ đến với bất cứ ai - dù là vua quan hay dân dã - mở cái quách ấy ra, cuối cùng là ông và gia đình đã dựng lên những đền thờ cho các thần như Át-tạt-tê (Ashtoreth), Esmuno (Dagon) và Ba-anh của Si-đôn. Nổi tiếng hơn trong số quách nói trên là một quách to, đẹp, bằng đá hoa, trên đó điêu khắc hai cảnh của cuộc đời A-lịch-sơn đại đế. Một cảnh là cuộc săn sư tử có sự tham gia của A-lịch-sơn, và cảnh kia là một trận chiến, trong đó ngựa, kỵ sĩ, lính bộ nổi lên trên cái nền óng ánh của đá hoa thiên nhiên. Cả điêu khắc và loại sơn đều là các tuyệt tác Hy-lạp, cái quách ấy được xếp hạng là một trong những cái tốt nhất từng được phát hiện, được gọi là "quách đá hoa vĩ đại của A-lịch-sơn"; mặc dù người ta giả định trong quách là thi hài của một quan chức cao cấp dưới triều A-lịch-sơn hay của tổng đốc thành phố Si-đôn.

Tuy thế, điều đáng quan tâm chính yếu về khảo cổ của Si-đôn lại nằm trên những mảnh vỡ của lề đường khảm tại phía bắc một cái gò có hàng triệu vỏ sò ốc bị vỡ (người ta lấy phẩm nhuộn màu tím từ vỏ sốc ấy), ở phía tây nam nghĩa trang nổi tiếng trên bình nguyên về phía đông nam, và đống hư tàn lớn của lâu đài Thập Tự Quân. Ernest Renan, một học giả Pháp, khai quật tại đây vào năm 1860, nhưng chỉ làm được "tấm bản đồ thành phố của người chết", khám phá những đồng tiền cổ, và vài phát hiện nhỏ. Ông nghi ngờ rằng ông đã đến "muộn tới 50 năm."

SILOAM

Ao Si-lô-ê, là nơi Chúa Giê-xu bảo người mù đến rửa, nằm tại thung lũng Tyropoeon, tại nơi thấp hơn của máng nước ngầm của Hezekiah (địa đạo Si-lô-ê) dẫn nước vào thành phố từ suối Gibon (Suối phun Trinh Nữ). "Dòng nước Si-lô-ê chảy dịu" (Ê-sai 8:6) chỉ về dòng nước chảy qua địa đạo 1770feet đồ vào ao, được gọi là Si-lô-ê bởi ao đối diện với thung lũng Kidron từ làng Si-lô-ê. Nước ao được người Giê-ru-sa-lem sử dụng nhiều vì họ xem đó là nước thánh. 

Việc khai quật được tiến hành tại đây từ 1896-1897 do Quỹ Thám Hiểm Palestine thực hiện theo dấu vết của 34 bậc thang đi xuống ao. Phần chính của cầu thang được xây bằng đá cứng, nối với nhau rất khớp được đặt trên những miếng đá nhỏ và vữa vôi, nhưng phần kia của cầu thang thì được đục từ đá thiên nhiên và mặt bậc thang "được chà rất bóng bởi dép". Đường nét của ao cổ xưa cho thấy nó có kích thước lớn gấp đôi ao hiện nay.

Các nhà khai quật cũng tìm thấy đống đổ nát được bảo tồn tốt của một nhà thờ do nữ hoàng Eudocia xây tại đây vào thế kỷ thứ 5, và đống đổ nát của tu viện được xây vào thế kỷ 11. Tháp Si-lô-ê, sụp và làm chết 18 người (Lu-ca 13:4) có lẽ nằm trong khu vực nầy nhưng chưa có gì chắc chắn.

Còn tiếp

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P5)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P4)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P3)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P2)

KHẢO CỔ KINH THÁNH (P1)

1 2 3 4 5 ... 18 Tiếp Cuối

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC