KHÁM PHÁ KINH THÁNH
LƯỢC KHẢO TẬN THẾ
Thứ Hai, 17/12/2012 10:07 GMT+7.
BÀI1: LƯỢC KHẢO CÁC BIẾN CỐ TẬN THẾ
Bài học này hướng đến việc trình bày sơ lược các biến cố tận thế theo quan điểm Tiền Thiên Hi Niên và Tiền Đại Nạn.
Những biến cố tận thế chính được trình bày theo thứ tự thời
gian, kèm theo những phần Kinh Thánh liên quan, phân tích những trích đoạn quan
trọng. Lưu ý Kinh Thánh luôn là nguồn thông tin chính với đầy đủ thẩm quyền. Có
một số thuật ngữ chuyên biệt sẽ được tìm hiểu và giải thích thêm.
Nhiều Cơ Đốc Nhân cho rằng cách sách tiên tri rất khó hiểu
và có nhiều cách giải thích khác nhau, nên việc nghiên cứu sách tiên tri là
không cần thiết, theo họ nên tập trung nghiên cứu các sách có thể giải thích rõ
ràng như cách sách Lịch sử, Phúc Âm hay Thư Tín. Họ cho rằng cứ để tự nhiên rồi
những lời tiên tri trong Kinh Thánh sẽ ứng nghiệm chứ không cần tìm hiểu hay
nghiên cứu. Sở dĩ có quan điểm này là vì trong quá khứ có nhiều người dự đoán
các lời tiên tri đi quá xa, thậm chí dự đoán cả ngày Chúa trở lại. Các lập luận
này có hai phần lợi và hại. Lợi là vì nó giúp cho người nghiên cứu Kinh Thánh
tránh đi việc nghiên cứu quá chi tiết đến nỗi vượt hơn cả những gì mà Kinh
Thánh thật sự phán dạy. Chính Chúa Giê-xu đã khẳng định không ai có thể biết được
ngày và giờ Ngài trở lại (Ma-thi-ơ 24:36). Điều lợi thứ hai là họ có thể tập
trung nghiên cứu về Đức Chúa Trời, về con người, sự cứu chuộc, vai trò của Hội
Thánh. Tuy nhiên việc né tránh việc nghiên cứu các lời tiên tri hiển nhiên khiến
cho ¼ nội dung Kinh Thánh bị sao lãng, nếu những lời tiên tri không cần thiết thì
Đức Chúa Trời đã không để nó chiếm phần nhiều trong Kinh Thánh và Chúa Giê-xu
đã không dành nhiều thì giờ để giảng giải các lời tiên tri.
Tầm quan trọng của các lời tiên tri ứng nghiệm trong quá
khứ: Phần lớn các lời tiên tri ứng nghiệm
liên quan đến việc Chúa Cứu Thế Giê-xu đến lần đầu. Nhiều trăm năm trước, các
tiên tri nói về việc Chúa Giê-xu giáng sinh bởi một trinh nữ (Ê-sai 7:14) tại
làng Bết-lê-hem (Mi-chê 5:2), và sự thảm sát của bạo Chúa Hê-rốt (Giê-rê-mi
31:15), Ngài qua Ai Cập (Ô-sê 11:1), Xức dầu bởi Thánh Linh (Ê-sai 11:12), tiến
vào Thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn (Xa-cha-ri 9:9), bị phản nộp (Thi Thiên 41:9),
bị bán bằng 30 miếng bạc (Xa-cha-ri 11:12), bị nhổ trên mặt và đánh đòn (Ê-sai
50:6), nhưng không một chiếc xương nào bị gãy (Thi Thiên 34:20), Ngài được cho
uống mật đắng và dấm (Thi Thiên 69:21), tay và chân Ngài bị đâm lủng, quần áo bị
phân chia, áo khoác bị bốc thăm (Thi 22:16-18), Ngài chịu chết thế chỗ cho tội
nhân (Ê-sai 53:4-6).
Vào thời Chúa, những lời tiên tri khác cũng ứng nghiệm,
như việc các đế đô thời cổ bị phá hủy, ví dụ Ni-ni-ve của A-si-ri sụp đổ dưới sự
tấn công của Ba-by-lôn (Na-hum 2:8-3:7, Sô 2:13-14). Chúng ta chú đến lời tiên
tri về sự sụp đổ của Ba-by-lôn sẽ giống như Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Ê-sai 13:19, Giê-rê-mi
51), Đế quốc Ba-tư đã phá hủy Ba-by-lôn, sau đó vào thời Hy Lạp, Alexander Đại
Đế có ý định phục hồi Ba-by-lôn những đã qua đời trước khi thực hiện ý định.
Năm 275 trước Chúa, dân cư Ba-by-lôn đã bỏ đi, và hầu như đế quốc Ba-by-lôn bị
mất tích trên bản đồ thế giới. Ngày nay, tại nơi từng là thành phố Ba-by-lôn
hùng mạnh giờ hoang vu, đất đai chai cứng đến nổi chẳng người Ả-rập nào dẫn súc
vật mình đến đó, hơn nữa, còn là nơi nổi tiếng về tà linh và quyền lực của sự tối
tăm.
Một lời tiên tri khác liên quan đến thành phố cảng Ty-rơ,
một thành phố sầm uất, từ đây nhiều tàu thuyền đã đi khắp mọi nơi. Nhưng tiên
tri Ê-xê-chi-ên 26:1-21 có nói tiên tri: “Vì Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy,
ta sẽ đem Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, là vua của các vua, với những ngựa,
những xe, những lính kỵ, cùng đạo quân và dân đông, từ phương bắc đến nghịch
cùng thành Ty-rơ. 8… 12
Đoạn, quân nghịch mầy sẽ lấy của báu mầy, cướp hàng hóa mầy, phá đổ
vách thành mầy; chúng nó sẽ phá đền đài mầy, và quăng những đá, gỗ, và bụi đất
của mầy dưới nước. 13 Ta sẽ làm cho dứt tiếng
hát của mầy và người ta sẽ không còn nghe tiếng đàn cầm của mầy nữa. 14 Ta sẽ khiến mầy nên vầng đá sạch láng; mầy sẽ
nên một chỗ người ta phơi lưới, và không được cất dựng lại nữa; vì ta là Đức
Giê-hô-va đã phán, Chúa Giê-hô-va phán vậy”.
Ngay sau đó, Nê-bu-cát-nết-sa đã gây tổn thất lớn lao cho thành phố, trong suốt 13 năm, ông đã kiên trì công phá hải cảng này 587-574 T.C, ông đã kiên trì công phá thành phố, nhưng chưa thật chiếm được thành như lời tiên tri Ê-xê-chi-ên, người ta nghĩ lời tiên tri đã không thực nghiệm, nhất là khi dân Ty-rơ tái thiết thành phố trên một hòn đảo cách bờ biển và thành phố cũ khoảng gần 1 cây số. Sau 2 thế kỉ, thành phố này còn cường thạnh và kiêu ngạo hơn trước. Tuy nhiên, sau đó lời tiên tri ứng nghiệm. Năm 322 trước Chúa, Alexander Đại Đế đã đắp một con đường đến tại Ty-rơ để có thể tấn công bằng bộ binh, cần một vật liệu lớn, ông đã tận dụng mọi vật liệu tại thành Ty-rơ cũ, toàn bộ gạch, đất đá đã bị đổ xuống biển để làm một con đường. Như vậy, cuối cùng lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên đã được ứng nghiệm hoàn toàn.